Chính trị Fiji

Bài chi tiết: Chính trị Fiji

Fiji chính là thuộc địa của Anh và trở thành nước Cộng hòa vào năm 1987. Hiện nay Fiji đang trong quá trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa. Tổng thống có nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm Hạ việnThượng viện.

Các đảng chính ở Fiji là Đảng Liên minh - Alliance Party (AP); Công đảng Fiji (Fiji Labour Party) và Đảng Liên đoàn Quốc gia.

Trong nhiều năm qua, mâu thuẫn giữa người Fiji bản địa và người Fiji gốc Ấn đã gây ra tình trạng bất ổn thường xuyên, là nguyên nhân chính của 4 cuộc đảo chính quân sự tại Fiji. Cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào năm 2006. Tại cuộc đảo chính này, Tư lệnh quân đội, tướng Bai-ni-ma-ra-ma, lật đổ Thủ tướng Laisenia Qarase, lên nắm quyền, trở thành Thủ tướng lâm thời.

Ngày 9 tháng 4 năm 2009, Toà án Tối cao Fiji tuyên bố chính quyền lâm thời của Thủ tướng (kiêm Tổng tư lệnh quân đội) Bai-ni-ma-ra-ma, người đã lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ Thủ tướng dân bầu Qarase là bất hợp pháp. Toà án cũng ra phán quyết yêu cầu trong khi chờ đợi tổ chức Tổng tuyển cử, Tổng thống Fiji không được bổ nhiệm cả ông Bai-ni-ma-ra-ma và ông Qarase làm Thủ tướng tạm quyền. Ngay sau đó, ông Bai-ni-ma-ra đã tuyên bố từ chức Thủ tướng lâm thời.

Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Tổng thống Fiji Ra-tu I-loi-lô ra tuyên bố miễn nhiệm tất cả các thẩm phán của Toà án tối cao, bãi bỏ hiến pháp, tự tái bổ nhiệm mình làm Tổng thống, hoãn Tổng tuyển cử đến năm 2014, đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp 30 ngày trên cả nước. Sang ngày 11 tháng 4 năm 2009, Tổng thống I-loi-lô tuyên bố tái bổ nhiệm ông Bai-ni-ma-ra-ma làm Thủ tướng tạm quyền trong vòng 5 năm. Cùng ngày, ông Bai-ni-ma-ra-ma và toàn bộ nội các cũ đã tuyên thệ nhậm chức trở lại.